Raf Simons – Sự thành công từ quá khứ lụi tàn
By vithanhlam | 06/09/2023
Nhà thiết kế đến từ Bỉ – Raf Simons là cái tên đang được săn đón nhất trong năm nay bởi sự thành công mà ông đang dần có được. Nhưng ẩn sau đó là 1 quá khứ mà ít người biết được, hôm nay hãy cùng Jordan1.vn tìm hiểu quá khứ đau khổ của vị vua của thời trang và ngai vàng mà ông sở hữu.
Vị vua không ngai
Thành công của ông có thể kể đến về việc gia nhập tập đoàn Prada với vị trí quản lí vào tháng 4 năm 2020. Việc này có thể được coi là bất khả thi trong quá khứ bởi Prada chưa từng có tiền lệ để cho người khác dòng dõi gia tốc Prada của mình gia nhập tập đoàn nhưng Raf Simons đã thành công trong việc chứng minh điều này. Những tác phẩm đậm chất câu chuyện khổ cực của ông đã lọt vào mắt xanh của nhà Prada. Bước tiếp sự nghiệp sau Calvin Klein và Dior, Prada đã trở thành ngôi nhà tiếp theo của Raf Simons. Trong hơn 100 năm thành lập dài đằng đẵng của Prada, Raf Simons đã trở thành vị khách đầu tiên tiếp quản ngai vàng của Prada.
Raf Simons là ai?
Raf Simons sinh ra tại gia đình nghèo ở Bỉ vào ngày 12/1/1968 tại Neerpelt. Ngày từ thuở còn nhỏ, thời thơ ấu của ông đã khác với bạn bè cùng trang lứa. Bố mẹ của ông tuy nghèo khó nhưng vẫn thường xuyên cho con mình có cơ hội để tiếp nối ước mơ của mình đó là cống hiến cho nghệ thuật. Ông được bố mẹ dẫn đi các triển lãm, viện bảo tàng về nghệ thuật khác nhau trong khu vực của mình. Với 1 bộ óc thiên tái và đôi mắt có dường như có thể nhìn ở 1 vị trí khác biệt hơn phần còn lại của nhân loại, 1 vị trí mà vượt xa tầm hiểu biết của con người bình thường. Bước ngoặt của cuộc đời ông đến rất tình cờ và bất ngờ. Ông được 1 người bạn đưa đi 1 trong những 1 buổi trình diễn thời trang danh giá nhất của thế giới – Paris Fashion Show. Và từ khoảnh khắc đó cuộc đời ông đã bước sang 1 trang mới, ông đã dành cả cuộc đời của mình để cống hiến cho nghệ thuật và thời trang. Ở những ngày đầu dấn thân vào thời trang, những thiết kế của ông đã bắt đầu gây hỗn loạn trên toàn thế giới bởi tính đột phá trong những sản phẩm mà ông tạo ra.
Sự nghiệp đầy biến động của Raf Simons
Những thiết kế của Raf Simons mang 1 nhưng câu chuyện, những hình ảnh về tuổi trẻ nổi loạn mà ông hằng ao ước. Nhưng cách mà ô thêu dệt và kể những câu chuyện đều mang 1 chút nổi loạn, mảo hiểm nhưng cực kì thú vị với giới trẻ ngay nay. Có thể nói rằng, Simons đã tạo ra 1 cuộc cách mạng về thời trang cho Gen Z hiện nay. Raf Simons đã từng trả lời trong 1 buổi phát biểu rằng, ông không tạo ra những sản phẩm thời trang, ông tạo ra quá khứ, hiện tại và tương lai. Sau khi tốt nghiệp và trở thành giảng viên đại học thời trang ở ngôi trường danh giá nhất nước Áo ông đã cho ra đời thương hiệu Raf by Raf Simons vào năm 2005. Những dòng sản phẩm mới của Raf Simons đã bắt đầu có những sự đổi thay để phù hợp với giới trẻ hơn. Một thời gian sau đó ông đã leo lên ngai vàng đầu tiên của mình để trở thành Giám đốc Sáng tạo của thương hiệu Jil Sander. Tuy mới chỉ chân ướt chân ráo vào ngành thời trang nhưng những bộ sưu tập dường như thổi 1 làn gió mới vào trong ngành thời trang đại chúng lúc bấy giờ. Ông đã góp phân tôn lên những nét đẹp giản dị nhất ẩn dấu trong 1 thương hiệu thời trang đề cao sự tối giản.
Nhưng chỉ sau 1 vài năm gắn bó vào năm 2012 ông đã gây chấn động toàn thế giới với lễ nhiệm chức Giám đốc sáng tạo của Dior. Ông đã dần trở thành cái tên nổi tiếng trong giới thời trang với nhưng collection với thiết kế theo kiểu H-line và A-line trên chiếc Bar Jacket Signature của Dior và Gucci. Cái cách mà ông thổi hồn vào những sản phẩm cũ kĩ của Dior càng khiến công chúng cảm nhận được tính lãng mạn vốn có của ông, đầy tính thơ ca và đậm chất hội họa. Nhưng lại 1 lần nữa sau 3 năm gắn bó, ông lại từ bỏ ngôi vương danh giá này bởi những lùm xùm mà 1 thương hiệu sở hữu cũng như áp lực khủng khiến khiến ông không thể khai phá được sở thích cá nhân của mình cũng như làm xao nhãng và chi phối sự sáng tạo của ông.
Vào tháng 8 năm 2016, nhà thiết kế người bỉ đã nhận được sự công nhận của ông lớn Calvin Klein. Ông đã trở thành giám đốc sáng tạo toàn cầu và sở hữu trong tay tất cả quyền lực của nhà thiết kế độc quyền của CK. Ông có quyền chỉ huy và chi phối mọi hoạt động sáng tạo và Marketing của CK, dường như CK đã tôn ông lên làm 1 vị vua mới. Những ngày đầu đến với CK, ông đã mang trong 1 một nhiệm vụ mang tầm thế kỉ đó là thay đổi CK đang trên bờ vực đổ vỡ. Ông muốn kết hợp phong cách tối giản hóa nhưng vẫn mang đậm hơi hướng của văn hóa đương đại của mình để 1 lần nữa cứu rỗi CK và đưa thương hiệu này trở về đúng vị trí thống trị của mình.
Và không ngoài dự đoán tuy có chút khó khắn trong giai đoạn đầu bởi khác với Dior thơ mộng và hoài niệm thì Calvin Klein lại mang 1 tình thần tiên phong, trẻ trung của nước Mĩ diệu kì. Với tầm nhìn vượt thời gian của ông, ông đã tạo nên 1 sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 giới tính độc lập để rồi tổng hợp và pha trộn cái chất nổi loạn và hip hop vốn có của mình. Nhưng dù cho tạo ra nhưng siêu phẩm ấn tượng nhưng Raf Simons vẫn không hề thỏa mãn. Ông luôn muốn được giải thoát khỏi những ý tưởng trong đầu mình và ngôi nhà Prada chính là nơi tiếp theo ông thử thách bản thân của mình.
Adidas và Raf Simons
Có thể bạn chưa biết nhưng Raf Simons đã có rất nhiều lần hợp tác với Adidas để cho ra mắt những bản collab của mình, Vào mùa Đông năm 2013, Raf Simons đã tạo ra 1 cơn sốt trong làng Sneaker khi những Model xuất hiện ở trong tuần lễ thời trang Paris với nhưng đôi giày kì lạ mang tên – Raf Simons. Những đôi giày lần lượt được mang tên Ozweego 1, Ozweego 2, Tarrex và Response Trail 1. Raf Simons đã lục tung lịch sử của Adidas để đem lại 1 kiểu giày chạy bộ cũ kĩ từ năm 1990.
Dưới bàn tay tài hoa của Raf Simons ông đã phù phép lên những đôi giày đó 1 màu sắc của tương lai với những chất liệu và họa tiết mới lạ bằng những lớp lưới. Ông cũng là người tiên phong trong với Balenciaga để đem trở lại những thiết kế “chunky” cồng kềnh. Nhưng sự tiên phong này đã tạo ra những luồng ý kiến trái chiều ở thời điểm 2015 đó bởi sự kì lạ có phần sợ hãi mà đôi giày mang lại. Tuy nhiên để sở hữu những đôi giày mang tên Raf Simons là cực kì khó với những cái giá trên trời bởi độ hiếm cũng như cái mác “Raf Simons” của nhà thiết kế đại tài.