Onitsuka Tiger và ASICS có phải là một và lịch sử giày thể thao
By vithanhlam | 06/09/2023
Rất nhiều người yêu thích giày thể thao Onitsuka Tiger và Asics có thắc mắc rằng: Onitsuka Tiger và Asics có phải là một. Câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, có rất nhiều điều cần giải đáp để làm vấn đề Onitsuka Tiger và Asics có là một hay không dễ hiểu hơn. Cùng Jordan Việt Nam tìm hiểu kĩ hơn về hai thương hiệu này trong bài viết dưới đây nhé.
Lịch sử sneakers
Từ sau Chiến tranh Thế giới II, công nghệ giày thể thao mới thực sự bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc. Trước đó, người ta chỉ thấy trẻ em chơi trên sân với sự bảo vệ đôi chân bằng những đôi giày bluchers hoặc thậm chí đi chân trần chạy nhảy. Vấn đề này trở nên đáng quan tâm hơn khi hầu như không có bất kỳ sản phẩm chuyên dụng nào dành cho các vận động viên, người chơi thể thao… vào trước khi thế chiến thứ 2 kết thúc.
Những đôi giày thể thao thời kỳ đầu có nhiều điểm chung với giày công sở hơn là những đôi giày thể thao ngày nay. Những phiên bản đầu tiên của giày thể thao chỉ có các miếng da phẳng để làm lót. Ngay cả ý tưởng về hai chiếc giày riêng biệt cho hai bàn chân bên trái và bên phải chỉ được đưa ra thảo luận vào đầu những năm 1800 nhưng cũng không đạt được sự đồng thuận nào. Những nhà sản xuất giày và các bộ phận của giày (miếng đệm hỗ trợ) trong thời kì này phải kể đến J.W. Foster & Sons (bây giờ được gọi là Reebok), Spalding, Converse, Keds, adidas và Puma, New Balance… Đây đều là những công ty non trẻ trong những hai thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 20.
Mãi đến những năm 1940, khi dịch bệnh bại liệt bùng phát và một lượng lớn cựu chiến binh bị thương trở về nhà, người ta mới nhận thấy sự cần thiết của những đôi giày thể thao chuyên dụng sẽ có tác dụng đáng kể với những vận động viên và những bệnh nhân của căn bệnh này phục hồi chức năng. Hai thương hiệu nổi lên sẽ thúc đẩy sự đổi mới giày dép và bắt đầu xu hướng giày thể thao như một phần của phong cách thời trang hàng ngày: Onitsuka Tiger và Nike.
ONITSUKA TIGER
Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc và Nhật Bản là một nước thua trận. Đất nước bị tàn phá và khoản tiền khổng lồ để đền bì thiệt hai khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế và văn hóa sâu sắc. Cựu sĩ quan quân đội Kihachiro Onitsuka nhận ra rằng cần phải làm nhiều việc để vực dậy đất nước và cổ vũ tinh thần của người Nhật. Ông nhận ra cách tốt nhất để Onisuka cổ vũ tình thần cho người dân, đặc biệt là thanh niên Nhật Bản là những đôi giày thể thao. Ông quyết định thành lập Công ty TNHH Onitsuka vào năm 1949.
Onitsuka không được đào tạo bản bản để sản xuất một đôi giày. Chỗ làm việc của ông chỉ là không gian phòng khách. Sau rất nhiều nỗ lực và cố gắng, đôi giày đầu tiên cho đội bóng rổ trường trung học Kobe đã được ra đời. Tuy nhiên, người ta nhận thấy nó giống dép rơm hơn là giày thể thao và nhận vệ nhiều ý kiến trái chiều. Hai năm sau đó, Onitsuka không ngừng thiết kế, làm giày. Nhờ bộ đế cao su được lấy cảm hứng từ xúc tu bạch tuộc, đội bóng rổ trường trung học Kobe đã đi những đôi giày của Onitsuka và giành chức vô địch. Đến năm 1956, Onitsuka Tiger đã trở thành mẫu giày chính thức của đội tuyển Olympic Nhật Bản sau rất nhiều cố gắng cải thiện thiết kế và chất lượng của người sáng lập thương hiệu này.
Không dừng lại ở đó, Onitsuka thử nghiệm và phát triển, sản xuất đôi giày chạy bộ đầu tiên của mình vào năm 1953. Thử nghiệm quá hiệu quả, nhưng sau một số điều chỉnh, anh ấy đã có được nó. Nhờ bộ đế cao su lấy cảm hứng từ xúc tu, đội bóng rổ trường trung học Kobe đã giành chức vô địch năm đó. Sự lan truyền và chất lượng được cải thiện để đến năm 1956, Onitsuka Tigers đã trở thành mẫu giày chính thức của Đội tuyển Olympic Nhật Bản.
Khi Onitsuka cải tiến thêm các mẫu giày chạy của mình, ông đã tham khảo ý kiến của vận động viên chạy marathon hàng đầu Nhật Bản Toru Terasawa. Ông hỏi Terasawa những vấn đề lớn nhất mà các vận động viên chạy đường dài gặp phải khi đi giày là gì và nhận được hồi đáp là: những vết phồng rộp. Những vết phồng rộp hình thành từ quãng đường chạy kéo dài từ 10 hoặc 15 dặm đã biến đôi chân của vận động viên trở thành chiếc bánh hamburger. Tuy nhiên, khi chưa tìm ra cách giải quyết vấn đề này, các vận động viên chạy bộ Nhật Bản coi những vết phồng rộp là bài kiểm tra sức khỏe và sức bền mà họ phải vượt qua để giành chiến thắng.
Onitsuka hỏi ý kiến bác sĩ và sau quá trình nghiên cứu, thử nghiệm miệt mài đôi giày Magic Runner đã được ra đời và lần đầu tiên các vận động viên không bị phồng rộp ở chân sau quãng đường chạy dài.
Bước ngoặt Onitsuka Tiger trở thành ASICS
Năm 1977, Onitsuka Tiger hợp nhất với GTO, JELENK và một số nhà máy sản xuất giày để trở thành ASICS – một từ viết tắt có đại ý là: một tâm hồn khỏe mạnh trong một cơ thể khỏe mạnh. ASICS tiếp tục thực hiện sứ mệnh phát triển của Onitsuka Tiger và mở rộng dòng sản phẩm của thương hiệu ra ngoài giày dép, trang phục...
Cùng năm đó, ASICS thành lập một bộ phận nghiên cứu công nghệ. Đến năm 1985, bộ phần này trở thành Viện Khoa học Thể thao ở Đảo Cảng Kobe, Nhật Bản. Thông qua nghiên cứu và phát triển của y học thể thao và công nghệ, các công nghệ độc quyền như công nghệ gel đã được phát triển và áp dụng vào các sản phẩm của ASICS.
Onitsuka Tiger lặng lẽ được khởi động lại vào năm 2002. Onitsuka Tiger’s Nippon Made chính thức trở lại như một dòng sản phẩm cao cấp và được sản xuất hoàn toàn thủ công tại Tokyo với vật liệu chất lượng cao. Nhu cầu của người tiêu dùng về kiểu giày cổ điển này càng cao hơn và ASICS làm mới màu sắc của chúng thay vì làm lại nguyên bản gốc. Phiên bản giày mới này có sự cải tiến về vật liệu, kết cấu và công nghệ sản xuất.
Khởi điểm từ một doanh nghiệp sản xuất giày cho học sinh chỉ với 4 nhân viên, Onitsuka Tiger và ASICS đã trở thành một trong những thương hiệu có ảnh hưởng nhất thế giới. Các sản phẩm của thương hiệu này đã thay đổi cách người ta di chuyển, cách các vận động viên chạy bộ tập luyện và thi đấu trong suốt 70 năm qua. Vì vậy, câu trả lời là Onitsuka Tiger và ASICS là một.
Đọc thêm: New Balance đã quay trở lại thống trị thị trường giày với chất liệu da mềm
Bộ sưu tập SS23 của Aimé Leon Dore không đơn thuần là trang phục mà còn là nguồn cảm hứng