Nếu bạn là 1 người có niềm đam mê với sưu tập Bearbrick thì có lẽ cái tên Kaws đã không còn quá xa lạ với bạn. Với vẻ bề ngoài tương tự như nhân vật Mickey Mouse nhưng lại mang chiếc đầu lâu với đôi mắt chữ X chết chóc, Kaws đã tự mình tạo ra 1 vũ trụ riêng biệt và góp phần vào sự phát triển của văn hoá đại chúng về cả nghệ thuật lẫn thời trang. Với sự bùng nổ bất ngờ đến mức đáng sợ, ít ai biết được lịch sử đằng sau đôi mắt chữ X đó là gì. Hôm nay hãy cùng Jordan1.vn nhảy lên cỗ máy thời gian để tìm hiểu về sự bùng nổ của Kaws nhé.
Brian Donnelly – Nghệ sĩ ẩn dụ
Trước khi đến đào sâu hơn về lịch sử của Kaws thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về con người đã làm nên thành công của tác phẩm nghệ thuật này nhé. Brian Donelly được sinh ra tại 1 gia đình giàu có vào năm 1974 ở thành phố Jersy, New York. Tuy được bao bọc trong 1 gia đình khá giả nhưng với cái không khí sôi động đậm chất hip-hop của New York vào những năm 80, ông đã phải lòng với thứ nghệ thuật chất chơi đó. Nhà thiết kế trẻ chọn gửi gắm tuổi thơ và niềm đam mê của mình ở 1 ngôi trường nổi tiếng về nghệ thuật thị giác, nơi ông gặt hái được rất nhiều thành công và kinh nghiệm về màu sắc cũng như tạo hình nhân vật. Nhưng mọi việc có vẻ không suôn xẻ với ông từ cái ngày ông ra trường vào năm 1996.
Ông được chọn để thiết kế Background cho 1 vài nhân vật Disney như Daria và Doug. Dù cho phải làm 1 việc không mấy thú vị, nhưng niềm đam mê Graffiti từ nhỏ của ông vẫn chưa từng nhạt phai. Ngày còn bè, ông đã từng lang thang ở những con phố lớn nhỏ để sơn lên những biến quảng cáo ở nhà chờ xe buýt những dấu ấn đặc trưng hình đầu lâu hình chữ X của mình. Những logo này dường như đã tạo ra 1 hình ảnh gắn liền với những tòa nhà ở New Jersey và Manhattan. Khác với những nghệ sĩ chuyên nghiệp khác, bắt đầu sự nghiệp của mình ở những viện bảo tàng triển lãm thì đối với Brian Donelly thì đường phố rộng lớn ở New York chính là triển lãm của riêng ông. Brian Donelly là người cực kì am hiểu ý nghĩa của hình ảnh và tôn thờ chúng, khi ông vẽ Graffiti ông muốn những câu chuyện, những tâm tư ý nghĩa của ông được in hằn vào tâm trí của người dân New York. Là 1 nghệ sĩ, ông phải tiếp cận đúng được tất cả vẻ đẹp của bức tranh đến ngời xem
Cách Kaws trà trộn vào nghệ thuật thế giới
Vào năm 1999, Brian Donelly đã có 1 nước đi mang tính lịch sử của thương hiệu này khi ông kết hợp hình ảnh Kaws nổi tiếng của mình với 1 thương hiệu đồ chơi Bounty Hunter ở Nhật Bản. Với cơ thể được lấy cảm hứng từ Mickey Mouse, có lẽ bởi vì những năm tháng ông làm việc ở Disney hình tượng đáng yêu gắn liền với nhiều đứa trẻ này đã được ông lựa chọn. Phần đầu của Kaws được làm theo hình ảnh đầu lâu yêu thích của ông. Có thể bạn không biết nhưng cái tên Kaws bắt tai này thực ra chỉ là sự sắp xếp ngẫu nhiên của các chữ cái sao cho thuận nhất của Brian Donelly. Hình ảnh Kaws đã tạo nên 1 làn sóng mới trong ngành đồ chơi lẫn văn hóa đại chúng của thế giới. Được tương trưng cho sự ngẫu nhiên, Kaws mang 1 số hàm ý về sự bình đẳng giữa sắc tộc, giới tính trên toàn thế giới.
Tác phẩm đầu tiên mà Kaws mang đến thế giới dưới hình hài của 1 món đồ chơi chính là nhân vật “Companion” . Nhân vật này mang đến 1 cảm giác u ám, tuyệt vọng đến đáng sợ mà ít người có thể giải thích được, chính bởi vẻ bề ngoài đáng yêu dễ gần mà nhân vật lại mang lại mà cảm giác chết chóc lại càng được tôn lên. Thành công đã đến với Kaws và Donelly ngay lập tức khi hàng nghìn sản phẩm sold out trong chớp mắt. Việc này đã tạo ra bước đệm hoàn hảo đến sự thành công của “Companion” sau này.
Ở những năm tiếp theo, Kaws tiếp tục phủ sóng sự hiện diện của mình bằng những lần Collab đình đám với các thương hiệu đậm chất Hypebeast đã tạo nên nền móng của ngành thời trang hiphop ngày hôm nay.
Supreme,
Bape, Offwhite lần lượt được kể tên, nổi tiếng nhất có lẽ là tác phẩm Collab giữa bộ phim hoạt hình huyền thoại The simpson với Kaws.
Không dừng lại ở đó, Kaws còn liên tiếp thể hiện sức nóng của mình qua những lần collab với các ông lớn Sneaker nổi tiếng như
Nike, ghi tên mình vào 1 trong những thương hiệu sở hữu đôi
Nike Air Jordan 1 của riêng mình. Kaws còn du nhập vào thị trường thời trang sâu hơn khi tạo ra 1 thương hiệu thời trang của riêng mình – Original Fake. Tuy chỉ tồn tại được 1 vài năm ngắn ngủi nhưng những sản phẩm mà Kaws tạo ra đã phần nào khiến lịch sử thời trang có ý nghĩa hơn.
Năm 2011 có thể nói là năm điên rồ nhất của Kaws khi những bảo tàng, triển lãm mọc lên như nấm trên thế giới, những món đồ chơi của Kaws đã được làm thành những bức tượng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Sự kiện World Tour của Kaws với quy mô lớn toàn hành tinh đã tạo ra những chú Kaws cao đến 40 mét hay những quả khinh khí cầu hình Kaws bay lượn trên bầu trời.
Sau 2 thập kỉ, Kaws và Bearbrick là 2 thứ đồ chơi đã tạo nên lịch sử tạo nên 1 sân chơi riêng biệt của những nhà sưu tập bởi tính lịch sử đầy hoài niệm cùng những câu chuyện mà nó mang lại. Tuy không biết tương lai Kaws có còn giữ được sức nóng như bây giờ không nhưng mỗi khi nhìn vào những món đồ chơi đó chúng ta lại 1 lần nữa ùa về những năm tháng tuổi trẻ.