Công nghệ Air là thứ đã giúp Nike sống sót qua những ngày tháng khó khăn để rồi có thể vượt qua giới hạn cao nhất của 1 đôi giày vào thời điểm đó. Được phát mình bởi 1 kĩ sư NASA – Frank Rudy vào năm 1977. Và tất cả những công nghệ tuyệt vời này đều được gia công và sản xuất ở 1 nhà máy ở Beaverton, Oregon – Nike Air Manufacturing Innovation (Nike AMI).
Giày Nike được sản xuất ở đâu?
Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao 1 thương hiệu đến từ Mĩ nhưng lại Made in VietNam hay Made in China không?. Đây là 1 câu hỏi của khá nhiều khách hàng đặt ra, nhiều khách hàng còn tưởng rằng đây là những đôi giày Fake sau khi nhìn thấy thông tin trên Tag. Sau đây Jordan1.vn sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc này. Trụ sở chính của Nike đúng là được đặt ở Mĩ nhưng việc này không có nghĩa là tất cả các nhà máy sản xuất của Nike đều được đặt ở Mỹ. Nike sở hữu rất nhiều nhà máy khác nhau và tập trung chủ yếu ở các khu vực Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Mexico.
Lí do mà Nike đặt nhiều nhà máy ở đây là vô cùng đơn giản, ở những nước đang phát triển như thế này thì số lượng nhân công là vô cùng dồi dào và chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều. Và những đôi giày được sản xuất ở những nhà máy con này cũng đều phải tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu mà Nike đưa ra. Nguyên vật liệu sẽ do Nike cung cấp và công nhân chỉ việc đảm bảo việc lắp ráp được hoàn hảo nhất. Trước khi được phân phối ra thị trường tất cả các đôi giày đều được đưa qua các khâu kiểm định và đánh giá chất lượng theo chỉ tiêu của hãng.
Nike AMI là gì?
Được nằm ẩn giấu trong thung lũng sông Tualatin, đây là nơi ẩn chứa tất cả những bí mật của Nike và cũng là nơi đã khai sinh ra công nghệ
Nike Air tân tiến. Một nhà máy khác cũng được đặt tại thành phố St. Louis, Misouri ngoài nhà máy AMI chính ở Oregon.
2 nhà máy đã góp công rất lớn trong việc đưa tên tuổi của Nike thành 1 công ty tỉ đô trong suốt 35 năm qua. Cả 2 nhà máy sản xuất ra hơn 3,5 tỉ Air Unit khác nhau, 1 con số cực kì khủng khiếp và cũng chứng minh sức nóng của những đôi Nike Air Max. Ngoài ra ở đây cũng là nơi cung cấp đế Air cho đôi giày
Nike Air Jordan đình đám.
Quay trở về lịch sử
Trước khi tham quan nhà máy Nike AMI, chúng ta sẽ cùng ngồi lên cỗ máy thời gian tua ngược lịch sử về những năm đầu tiên của Nike Air nhé. Ở thời điểm đó Foam là công nghệ được ưa chuộng nhất vì sự thoải mái chúng mang lại nhưng lại có nhược điểm là dễ bị mài mòn vì tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài. Công nghệ Nike được tạo ra bằng cách nén khí oxy và các túi PU. Việc đặt những túi khí này vào chiếc đế giúp tăng sự đàn hổi của đôi giày và cũng dễ dàng khác phục được điểm yếu của đế Foam. Vào đầu năm 1978, công nghệ Air lần đầu được xuất hiện trên đôi giày chạy bộ Nike Tailwind với phần Air được nằm giấu bên trong đế. Nhưng ở những phiên bản tiếp theo Nike Air đã gây sốc toàn thế giới với những sự biến tấu cũng như việc đột phá trong công nghệ Air để từ 1 chút Air trong chiếc đế thành 1 đôi giày Full-Air. Các công nghệ tiên tiến hơn tiếp tục được ra đời và có thể kể đến như là Zoom AIR hay Tuned Air hoặc mới đây nhất là VaporMax.
Công nghệ mới nhất của Nike – VaporMax
Để có thể giải thích cho người dùng 1 cách đơn giản nhất Nike đã sử dụng những hình ảnh animated sinh động và không kém phần vui nhộn. Điểm khác biệt rõ ràng mà chúng ta có thể nhận thấy ở công nghệ VaporMax chính là tính thân thiện với môi trường nó đem lại, công nghệ này được Nike công bố là hình thành từ 75% chất liệu tái chế và tái sử dụng. Công nghệ VaporMax cũng được dựa trên bộ đệm Full-Air đầu tiên của Nike được ra mắt vào năm 1997 – Nike Air Max 97.
Trong 3 thập kỉ gần đây, có thể nói rằng VaporMax chính là bộ đệm ưu tú nhất bởi tính bển bỉ sự thoải mái và giảm thiểu tối đa rác thải từ môi trường. 1 điểm cực kì đặc biệt của VaporMax nữa chính là đặc tính hồi phục như Wolfverine, chiếc đế Air có thể tự hồi phục và xây dựng lại cấu trúc cố định ban đầu trong tíc tắc khi gặp chấn động mạnh nhờ tính đàn hồi cực kì mạnh mẽ của các phân tử khí được nén bên trong. Để có thể thực hiện hóa VaporMax từ những ý tưởng trong đầu trở thành đôi giày trên chân bạn, Nike và 140 kĩ sư và 8 tiến sĩ đã phải nghiên cứu ngày đêm để giải những bài toán khó.
Công đoạn sản xuất VaporMax
Ở bước chuẩn bị, 2 tờ TPU (thermoplastic polyurethane) được đưa vào một máy tạo khuôn bằng nhiệt độ (thermoforming machine).
Bước 2
2 máy sưởi với nhiệt độ tỏa ra cực cao sẽ làm nóng 2 tấm TPU được đặt vào để chuẩn bị cho công tác rập khuôn.
Bước 3
Khi nhiệt độ của 2 tấm TPU đạt chuẩn mức độ được quy định. 2 máy rập khuôn sẽ được đưa vào.
Bước 4
2 miếng TPU sẽ được nén lại, lúc này phần vỏ ngoài của chiếc đế VaporMax đã được hình thành.
Bước 5
Phần khuôn này được dùng thay thế cho bản vẽ của các khối Air.
Bước 6
Sau khi tạo hình, chúng ta sẽ bắt đầu gọt bỏ những phần thừa xung quanh.
Bước 7
Vì đây là phần đế giày, nên khi gọt bỏ phần viền xung quanh phải được thực hiện thật kĩ, gọt sạch và không để lại các chi tiết thừa, dư.
Bước 8
Đây có thể nói là phần vui nhất, khi những bộ đế VaporMax “xẹp lép” này sẽ được bơm khí nitơ nén vào và trở nên căng phồng như chúng ta thấy ở các sản phẩm thực tế.
Bước 9
Những bộ đế đã được bơm căng sẽ chuyển đến giai đoạn cuối cùng: kiểm định chất lượng trước khi được đóng gói và xuất đi.
Bước 10
Với những bộ đế VaporMax đạt chuẩn kiểm định sẽ được đóng gói và chuyển đến các nhà máy sản xuất để lắp ráp với thân giày.
Bước 11
Sau đó 1 cỗ máy mang tên “Kim” đươc đặt theo tên con gái của nhà phát minh – Frank Rudy sẽ có nhiệm vụ kiểm tra các bộ phận của đế Air có đạt chuẩn chất lượng hay không thông qua các bài kiểm tra. Đối với những chiếc đế không đạt yêu cầu, Nike AMI sẽ nghiền nát và sản xuất ra những bộ đế mới từ những chất liệu thừa đó.
Xem thêm Chặng đường khơi nguồn cảm hứng của dòng giày huyền thoại Air Max