Cách logo Puma phát triển và đổi mới không ngừng

By Quynh Tran | 10/04/2024

Puma là thương hiệu nổi tiếng chuyên cung cấp các sản phẩm thể thao như giày thể thao, quần áo và phụ kiện. Ban đầu, đây là nhà máy của anh em nhà Dassler. Sau một cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai anh em, năm 1948, họ quyết định chia nhà máy thành các doanh nghiệp riêng biệt mang tên Puma và Adidas. Khi sự chia ly giữa hai anh em xảy ra, Rudolf nhanh chóng đăng ký công ty mới có tên Ruda, về sau được đổi thành Puma, tên của một loài báo.

Sự linh hoạt và sự đổi mới liên tục trong thiết kế logo đã giúp Puma duy trì vị thế của mình như một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành thể thao và thời trang cạnh tranh với hàng loạt các hãng đình đám khác. Với lựa chọn đơn giản bằng một hình ảnh đầy sức sống – Logo Puma đặc trưng bởi hình ảnh con báo săn mồi nhanh nhẹn. Cùng Jordan1 Vietnam tìm hiểu cách mà logo Puma trải qua một hành trình đầy biến động và phát triển từ khi ra đời cho đến ngày nay.

1948 – 1968

Thiết kế ban đầu chỉ  là hình ảnh con báo đang chạy qua chiếc vòng được làm dưới dạng chữ ‘D’. Toàn bộ logo được thực hiện theo phong cách đơn sắc, tối giản.

1951 – 1968

Logo tiếp theo đại diện cho thiết kế ban đầu, được đặt trong khung hình lục giác, có dòng chữ ‘Rudolf Dassler Schuhfabrik’ dọc theo khung hình. Bên dưới hình con báo đang nhảy có tên thương hiệu, được viết bằng phông chữ serif.

1958 – 1968

Vào thời điểm này, hãng đã sử dụng một  logo chung có sọc, được thiết kế vào năm 1958. Đường màu trắng này được sử dụng trên hầu hết tất cả các mẫu giày thể thao và quần áo của thương hiệu.

1968 – 1970

Các nhà thiết kế đã quyết định thay đổi logo đặc trưng một lần nữa. Khi Puma đã thay đổi cách tiếp cận, quan điểm hay cả địa vị trên thị trường, các thiết kế trước đó đã được loại bỏ.Thay vào đó, chỉ còn hình ảnh con báo, biểu tượng của sức mạnh, sự nhanh nhẹn và linh hoạt.

1970-1974

Bộ da mới của con báo được thay bằng màu trắng với đường viền mỏng. Đồng thời, cũng thay đổi tư thế, ở vị trí nhảy cao hơn trước.

1974 – 1976

Logo tiếp theo vẫn mang đến cho chúng ta hình ảnh con báo, nó quay trở lại với màu ban đầu và được đặt ở bên phải dòng tên thương hiệu cùng nét chữ thẳng, mềm mại.

1976 – 1978

Đây là một logo hoàn toàn khác so với trước đó, được giới thiệu vào năm 1976, không còn hình ảnh nào,chỉ có phần chữ được viết bằng chữ thường in nghiêng, cùng phần gạch đen.

1978 – 1980

Một logo nữa của Puma thể hiện tên viết hoa của thương hiệu với phông chữ giống như năm 1974. Biểu tượng con mèo đang nhảy được đặt bên phải dòng chữ. 

1980

Vào năm 1980, các nhà thiết kế hình ảnh của Puma đã quyết định sử dụng lại biểu tượng con báo nhảy năm 1978 nhưng đã được làm lại tỉ mỉ, tinh tế hơn nhầm tô đậm triết lý thương hiệu. Chính vì thế, logo này vẫn còn được sử dụng thường xuyên cho đến ngày nay.

Cùng năm đó, các nhà thiết kế cũng thêm dải hình dạng năm 1958 vào logo tiếp theo, được làm theo phong cách giống như logo phiên bản trước đó. Dải này mang một màu sáng nổi bật, gây sự hấp dẫn hơn đối với người dùng.

Biểu tượng mèo nhảy là thứ mà công ty sử dụng chủ yếu để làm logo cho giày và các sản phẩm khác của họ, giống tương tự như những gì Adidas đã làm với các dòng sản phẩm cùng logo của họ. Ở trên các dòng giày thể thao, biểu tượng thường nằm ở bên hông giày, ở phần phía trước mang màu đen hoặc trắng tối giản, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh logo của hãng trên các mẫu giày như Puma Suede hay Puma Muse,..

Những biến thể của logo Puma không chỉ thể hiện sự phát triển của thương hiệu qua thời gian mà còn phản ánh sự thích ứng với xu hướng thời trang và yêu cầu của thị trường. Đồng thời, các thiết kế logo này cũng giữ được sự đặc trưng của thương hiệu và giúp Puma duy trì vị thế của mình trong ngành công nghiệp thời trang và thể thao.

Xem thêm:

Logo Balenciaga – minh chứng cho sức mạnh của sự tối giản

Logo Michael Kors đơn giản nhưng có sức ảnh hưởng lớn