Adidas qua từng thời kì cùng sự vực dậy đầy ngoạn mục

By Quynh Tran | 07/01/2024

Bạn thực sự đam mê với những đôi giày, bộ quần áo thể thao thời trang; và Adidas cũng cho ra mắt hàng loạt những bộ sưu tập, đôi giày kể từ năm 1949. nhưng liệu bạn có biết lịch sử của gã khổng lồ “ Ba sọc” là gì? Bạn có nhiều thắc mắc về thương hiệu thể thao của Đức? Làm thế nào mà chỉ khởi đầu từ một phòng giặt mà giờ đây lại trở thành điểm đáng tin cậy của các vận động viên và là biểu tượng văn hóa như Kanye West, Pharell Williams , Jeremy Scott,…?

Một câu hỏi rất thường được gặp về adidas: “Puma và Adidas có liên quan đến nhau không?”, câu trả lời là có.  Thực chất, nhà sáng lập hai thương hiệu là hai anh em ruột của nhau. Adolf Dassler và Rudolf Dassler thành lập “Nhà máy giày Dassler Brothers” vào năm 1924 và tập trung phát triển những đôi giày chạy bộ có gai đầu tiên dành cho các vận động viên. Nhưng sau đó vì xung đột trong gia đình nên hai anh em đã chia tay nhau. Năm 1947 Rudolf thành lập Puma và một năm sau đó Adolf thành lập Adidas. Mấy ai biết rằng nếu cuộc xung đột không xảy ra thì sẽ không xuất hiện hai thương hiệu đình đám như bây giờ.

Sự khởi đầu: 1949

Adolf  hướng tới sản xuất những mẫu giày tốt dành cho các vận động viên, đặc biệt là giày bóng đá. Mẫu giày đầu tiên và thành công nhất của họ từ đó ra đời, có tên là Adidas Samba . Mẫu giày được thiết kế với các lực hút ở đế giúp các cầu thủ có thể tập luyện trên địa hình gồ ghề và trong điều kiện khó khăn. Cho đến nay, Samba là đôi giày lâu đời nhất của thương hiệu mà vẫn đang được sản xuất, thậm chí còn đóng vai trò rất quan trọng. 

Tên Adidas thực sự ý nghĩa như thế nào?

Sau khi tách ra công ty riêng, vào năm 1949, Adi Dassler mới chính thức đăng kí tên Adidas cho hãng giày của mình. Đó là sự kết hợp giữa tên biệt danh Adi và 3 chữ cái đầu trong họ của ông. Nhiều người cho rằng Adidas là từ viết tắt của “All Day I Dream About Soccer” (cả ngày mơ ước đến bóng đá), nhưng điều này hoàn toàn không chính xác.

Logo Adidas từ đâu mà có?

Logo ba sọc nổi tiếng lúc đầu thực chất không phải là logo, mà chỉ là miếng cố định giày. Trước đó, logo ba sọc là nhãn hiệu của Karhu có trụ sở tại Phần Lan, từ đó dẫn đến vấn đề bản quyền. Nhưng đến năm 1949, ông chủ Adidas đã mua nhãn hiệu này từ Karhu Sports với giá ngày nay khoảng 1.600 euro và hai chai rượu whisky.

Những bước phát triển đầu: thập niên 1950

Những năm 1950 là thời kì đáng nhớ đối với Adi. Từng bước một, adidas  khẳng định vị thế của mình trong lịch sử thể thao. Năm 1952, giày adidas có gai được sử dụng tại Thế vận hội Olympic ở Helsinki, được mang bởi Emil Zatopek, người có nhiều huy chương vàng. Tuy vậy, giày bóng đá của thương hiệu cũng chưa hề được chú ý. Vì thế, Adidas đã cung cấp giày có đinh vít cho đội tuyển bóng đá Tây Đức, giúp họ vô địch World Cup lần đầu tiên vào năm 1954. Kể từ đó, thương hiệu được biết đến ngày càng rộng rãi hơn.

 

Đến cuối những năm 50, Adidas Samba vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực cùng với các mẫu giày khác đã mở đường cho các sản phẩm tiếp theo sau này.

Phá bỏ giới hạn: thập niên 1960

Vào khoảng thời gian này, Adidas đã không còn xa lạ với công chúng. Nhưng bất chấp sự nổi tiếng, Adi Dassler đã vượt qua giới hạn của mình để chuyển sang giai đoạn khác. Trong khi Adidas tiếp tục tài trợ cho các vận động viên thì Adi Dassler đã cho ra mắt dòng trang phục Adidas đầu tiên của mình. 

Với sự giúp đỡ của cầu thủ bóng đá nổi tiếng Franz Beckenbauer, bộ đồ thể thao của Adidas đã ra đời. Nó đã trở thành một sản phẩm chủ lực trên thị trường cùng với Adidas Samba và Adidas Gazelle, mà đến nay vẫn được tìm thấy trong tủ quần áo của nhiều người.

Ngày càng phổ biến: những năm 1970

Vào những năm 1970,thương hiệu đã có tác động to lớn đến nền văn hóa sneaker được nhiều người yêu thích ngày nay. Nó đã trở thành thương hiệu  huyền thoại với những mẫu giày tiêu biểu như Adidas Stan Smith , Adidas Superstar ,…Bên cạnh đó, Adidas Telstar là quả bóng mà hãng sản xuất và đã được sử dụng để thi đấu chính thức trong Giải World Cup năm 1970 ở Mexico. Đó đã khiến công ty ngày càng được chú ý hơn nữa trên làng bóng đá thế giới.

Tuy nhiên, thương hiệu đã thay đổi hoàn toàn khi Adi Dassler qua đời vào năm 1978, truyền lại tình yêu thể thao bất diệt cho vợ Kathe và con trai Horst. 

1972 – Sự ra đời của cây ba lá

Năm 1972, tại Thế vận hội Olympic ở Đức, thương hiệu đã tận dụng cơ hội này để giới thiệu một logo hoàn toàn mới, logo “cây ba lá” đặc trưng hiện nay. Ba sọc được đặt dọc phía dưới logo, nhưng  logo “cây ba lá” mới này được sử dụng như một biểu tượng hoàn toàn mới của thương hiệu và nay vẫn được sử dụng cho dòng Adidas Originals.

Những bước tiến xa hơn: thập niên 1980

Thương hiệu thời điểm này đã tạo một cú hit lớn trong làng âm nhạc và thời trang. Với mẫu giày Adidas Superstar cũng như áo khoác bomber theo phong cách bóng rổ, trở thành tâm điểm nhờ có nhóm nhạc hip hop Mỹ Run DMC quảng bá. Hợp đồng cũng đánh dấu sự hợp tác đầu tiên của một nhóm nhạc với công ty thể thao, mở ra cánh cửa cho hàng loạt sự hợp tác khác sau này.

Đến năm 1984, vợ và con trai của Adi Dassler không còn. Công ty được một người Pháp – Bernard Tapie mua lại vào năm 1990 với giá tương đương với 243,9 triệu € hiện nay, mà ông đã vay. Thương hiệu không còn là một doanh nghiệp gia đình như trước.

Tuy nhiên cuối những năm 1980, Adidas dần trở thành một cái tên quen thuộc với mọi gia đình, do được giới thiệu nhiều trong các bộ phim đình đám.

Sự trở lại ngoạn mục: thập niên 1990

Năm 1992, không thể trả lãi vay, Tapie đã ủy quyền cho ngân hàng Crédit Lyonnais bán Adidas. Thương hiệu ba sọc như trên bờ vực phá sản do quản lý yếu kém. Đến năm 1993, một người bạn của Tapie, Robert Louis-Dreyfus lên nắm quyền và Adidas lại bắt đầu một kỷ nguyên mới.

Dreyfus đã cho ra mắt một trong những đôi giày bóng đá nổi tiếng nhất mọi thời đại, Adidas Predator vào năm 1993, được David Beckham, Robin van Persie và nhiều cầu thủ nổi tiếng khác mang. Dreyfus cũng đưa Adidas vào lĩnh vực mới khi ông ra mắt trang web Adidas đầu tiên và logo Badge of Sport vào năm 1996.

Năm 1997, Adidas AG mua lại Tập đoàn Salomon chuyên quần áo trượt tuyết và tên công ty chính thức được đổi thành Adidas-Salomon AG. Đồng thời, cũng mua lại công ty chơi gôn TaylorMade và Maxfli, cho phép họ cạnh tranh với Nike Golf.

Nhờ có Louis-Dreyfus đã giúp doanh thu công ty tăng gấp bốn lần từ năm 1993 đến năm 2000. Vào năm 2000, ông tuyên bố sẽ từ chức sau đó vì bị bệnh, đến năm 2009 ông chính thức qua đời.

Phát triển ngày một lớn mạnh 

Vào năm 2005, Adidas tuyên bố ý định mua Reebok với giá 3,8 tỷ USD, cho phép cạnh tranh với Nike với tư cách là nhà sản xuất giày thể thao số hai thế giới.

Không chỉ vậy, Adidas còn hợp tác với vô số những ngôi sao lớn như LEGO, Prada , Bad Bunny , Gucci, Skateboards và Manchester United,…Đồng thời, Adidas cũng chú trọng cải thiện sản phẩm nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến như: công nghệ Boost, Primeknit, 4D,…

Văn hóa của thương hiệu có thể bắt nguồn từ thể thao, nhưng ảnh hưởng của họ lên phong cách thể thao đường phố cũng không hề nhỏ bé. Điển hình qua bộ sưu tập Yeezy ngày càng phát triển của rapper nổi tiếng Kanye West , cũng như Pharrell William và dòng Adidas NMD

Hãy tiếp tục theo dõi Jordan Vietnam để cập những xu hướng mới nhất về thời trang và giày thể thao.

Xem thêm:

Hiện tượng Gazelle năm 2023: Lý do tại sao mọi người đổ xô đến đôi giày này

Lịch sử, ý nghĩa và câu chuyện đằng sau logo của Adidas

Fear of God đạt đỉnh phong cách minimalism cho mùa thu năm 2023